Cây thuốc

4 lọai cây tam thất mà bạn chưa biết thảo dược trị bách bệnh, kể cả bệnh hiểm nghèo

Các loại cây tam thất

Cây tam thất là cây thân nhỏ, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 – 60cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông. Cây tam thất có nhiều công dụng tuyệt vời tuy nhiên ở bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến đặc điểm cây tam thất là chủ yếu.

Nhiều bạn đang thắc mắc không biết có những loài cây tam thất nào ? Đặc điểm sinh trưởng ra sao?

Tổng hợp 4 loại Cây Tam Thất trị bách bệnh

Tam thất có nhiều loại nhưng chúng tôi thấy 4 loại sau đây là mọi người tìm hiểu nhiều nhất.

#1. Cây Tam Thất Bắc

Tam thất Bắc là một loại thảo dược đông y có tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh .

Tam thất Bắc là một loại thuốc quý có cùng họ hàng với nhân sâm và được gọi với nhiều tên khác nhau như Kim bất hoán, Sâm tam thất hay thổ sâm.

Tên gọi Kim bất hoán xuất phát từ một cách ví von nghĩa là vàng cũng không chắc đổi được tam thất mà dùng. Qua đó chúng ta có thể phần nào thấy được sự quý giá của tam thất.

Cây Tam Thất Bắc
Đặc điểm cây tam thất Bắc

Tên Khoa Học Của Cây Tam Thất Bắc

Là Panax Notogingseng (Bark.) F.H. Chen. Cây có rất nhiều thành phần hóa học phức tạp nhưng chứa nhiều nhất là các nhóm Saponin đặc trưng của giống nhân sâm (Tetracyclic triterpenoid saponins, notoginsenoside, nhóm Rb1, Rb2…).

Đặc Điểm Cây Tam Thất Bắc

Cây này là loại cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 40cm. Lá kép, mọc vòng, phiến lá hình mác, đầu lá nhọn, mép có răng cưa nhỏ và mau.

Hoa hình như chiếc ô, mọc đầu cành màu xanh nhạt. Quả mọng, hình thận, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt hình cầu.

 Cây tam thất Bắc
Cây tam thất Bắc

Hoa có: Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính tồn tại song song, hoa màu xanh

Hoa cây tam thất Bắc màu xanh
Hoa cây tam thất Bắc có quả màu đỏ, trồng bằng hạt.

Bạn biết không, quả tam thất được tạo ra sau khi hoa nở, tạo nên những trùm quả rất đẹp mắt, khi còn xanh, quả có màu xanh, còn khi chín quả tam thất có màu đỏ nhìn rất đẹp.

Hoa và quả tam thất Bắc khi chín có màu đen,đỏ
Hoa và quả tam thất Bắc khi chín có màu đen,đỏ

Quả tam thất không dùng để nhân giống mà dùng để sử dụng làm trà (Vì bên trong quả tam thất không có nhân, người ta nhân giống tam thất bắc bằng củ).

Về hình dạng,Củ tam thất Bắc sần sùi có nhiều mấu nhỏ xung quanh, độ dài thường từ 3-5 cm.

Vỏ ngoài khá cứng màu xám, xám đen và có những vân chạy dọc thân củ. Bên trong ruột đặc thịt có màu xám vị hơi đắng, mùi khá thơm.

Củ tam thất Bắc tươi đã rửa sạch các tạp chất
Củ tam thất Bắc tươi đã rửa sạch các tạp chất
Củ tam thất Bắc sau khi thu hoạch đã qua sơ chế
Củ tam thất Bắc sau khi thu hoạch đã qua sơ chế

Rễ Tam thất Bắc : (phần chúng ta sử dụng) không có hình dạng cụ thể, thông thường chúng có đường kính ở vào khoảng 1 đến 2 cm, chiều dài khoảng 1,5 đến 4 cm.

Màu đặc trưng của phần bên ngoài Tam thất bắc là xám vàng nhạt kèm theo những lằn dọc.

Rễ Tam thất khá cứng, cầm lên có cảm giác nặng tay.

Củ tam thất Bắc sau khi thu hoạch đã qua sơ chế
Củ tam thất Bắc sau khi thu hoạch đã qua sơ chế

“Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam” là cách nói của các thầy thuốc đông y về vị của loại rễ củ này.

Nghĩa là khi bạn nhấm một ít rễ Tam thất, đầu tiên bạn sẽ thấy vị đắng, sau đó sẽ chuyển thành ngọt và vị ngọt càng đậm hơn về sau.

Loài này phân bố chủ yếu tại các quốc gia Đông Á như: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, chúng thường được trồng tại những nơi vùng núi cao trên 1.500m và có khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Sapa…

#2. Cây Tam Thất Nam

Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông. Tên khoa học: Stahlianthus thorelii, tên tiếng Anh: zingiber ginseng, là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng (Zingiberaceae).

Loài này được Gagnep. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1907.

Đặc Điểm Cây Tam Thất Nam

Cây thảo không có thân, có thân rễ dày bao bởi những vết của lá đã rụng thường phân nhánh mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi.

Lá mọc rời, 3-5 cái, có cuống dài, xuất hiện sau khi cây ra hoa.

Hoa cây tam thất Nam
Hoa cây tam thất Nam

Phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, màu lục, lục pha nâu hay nâu tím, mép nguyên, lượn sóng.

Cụm hoa ở gốc, nằm ở bên lá; cuống hoa dài 6-8cm, ở phía cuối có một lá bắc hình ống, bao lấy hoa.

Hoa 4-5 cái, có lá bắc và lá bắc con dạng màng. Tràng hoa màu trắng, họng vàng. Bầu nhẵn, chia 3 ô.

Lá và hoa cây tam thất gừng
Lá và hoa cây tam thất gừng

Củ Tam thất gừng có hình trứng hoặc hình trong thuôn một bên.

Phần vỏ có màu trắng vàng. Dùng dao cắt vào bên trong ta thấy có màu trắng ngà.

Nếm một ít thì cảm thấy cay nóng và có mùi như gừng.

Đây là củ tam thất nam(tam thất gừng)
Đây là củ tam thất nam(tam thất gừng)

Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát, ven bờ suối, hốc khe. Thường được trồng lấy củ làm thuốc.

Mặt ngoài của củ có vằn ngang màu đen, trong có chất bột trắng ngà như màu của củ Tam thất Bắc.

#3. Cây Cúc Tam Thất

Cúc tam thất còn gọi là thổ tam thất,bạch truật nam, kim thất nhật. Tên khoa học: Gynura Segetum, là một loài thực vật thuộc họ cúc Asteraceae.

Đặc điểm cây cúc tam thất

Cây thảo sống lâu năm, cao 50-110cm, lúc non màu tím tía. Rễ mầm tròn, trong có chất bột màu trắng, lúc tươi hơi có nhớt.

Lá mọc so le sít nhau; phiến xoan, dài 10-25cm, rộng 5-10cm, xẻ thuỳ lông chim không đều, mép có răng to thưa, trên mặt lá đôi khi có nhiều đốm tím; cuống dài 2-4cm, có tai như lá kèm, hình buồm rộng.

Đặc điểm cây cúc tam thất
Đặc điểm cây cúc tam thất

Cụm hoa đầu màu vàng sẫm đến vàng cam, có cuống dài, có lá bắc nhỏ; bao chung cao 1-5cm với vài lá bắc phía ngoài nhỏ. Quả bế có lông màu trắng.

Hoa cây cúc tam thất
Hoa cây cúc tam thất

Hoa tháng 9-10, quả tháng 4-6.

Bộ phận dùng: Rễ củ – Radix Gynurae Segeti, có tên là Cúc tam thất

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây thường mọc hoang ở vùng chân núi, đồi cỏ hoặc bãi bằng ở nhiều nơi miền núi và cũng được trồng để lấy củ làm thuốc.

Thu hái quanh năm, rửa sạch, thái miếng, phơi khô.

#4. Cây Tam Thất Vũ Diệp

Tam thất vũ diệp hay còn gọi là trúc tiết nhân sâm, tam thất lá xẻ, sâm vũ diệp, tam thất hoang.

Có tên khoa học Panax Bipinnatifidus Seem, là một loài thực vật thuộc chi Sâm có đặc điểm gần giống với cây Sâm Ngọc Linh nên thường dùng để làm giả cây sâm Ngọc Linh.

Cây tam thất vũ diệp (tam thất hoang)
Cây tam thất vũ diệp (tam thất hoang)

Đặc điểm cây tam thất vũ diệp( tam thất hoang)

Cây thảo sống nhiều năm, rễ dài có nhiều đốt và những vết sẹo do thân rụng hằng năm để lại. Thân mảnh cao 10-20cm, tới 50cm, thường lụi vào mùa khô.

Lá kép chân vịt, mọc vòng 3 cái một, mang 3-7 lá chét mỏng, không lông, mép có răng đôi cạn hay sâu dạng thùy.

Đặc điểm cây sâm vũ diệp (sâm ngọc linh giả)
Đặc điểm cây sâm vũ diệp (sâm ngọc linh giả)

Hoa màu trắng lục xếp 20-30 cái thành tán đơn trên một trục dài 15-20cm ở ngọn thân, cuống hoa cỡ 1cm. Quả mọng, khi chín màu đỏ, chứa 1-2 hạt.

Ra hoa tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Rễ củ – Radix Panacis Bipinnatifidi.

Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, ở độ cao 1900-2400m trong rừng ẩm. Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh của tỉnh Lào Cai. Cũng được trồng và cây mọc tốt như Tam thất. Thu hoạch rễ củ ở những cây lâu năm, rửa sạch, phơi khô hay sấy khô.

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button